• Hotline:
    0243.7265.038 - 0936.314.168
  • Email:
    hoangnguyenmec@gmail.com
Tác dụng của thực phẩm chức năng

Tác dụng của thực phẩm chức năng
            Thực phẩm chức năng tuy không được coi là thuốc chữa bệnh nhưng nếu lạm dụng quá cũng có thể gây hại cho người sử dụng. Vậy thực phẩm chức năng có tác dụng gì cho người sử dụng?
            Theo định nghĩa của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
  

/upload/images/nguoi-gia-phat-tuong-song-tho-0.jpg

Thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người


             Những lợi ích của thực phẩm chức năng:
            - Cung cấp chất dinh dưỡng và các chất có tác dụng chức năng cho cơ thể con người trong trường hợp chế độ ăn uống không đầy đủ.
            - Trong điều kiện không đủ chất dinh dưỡng (thiếu thực phẩm hoặc bệnh tật) thì thực phẩm chức năng có thể thay thế tạm thời.
            - Dễ sử dụng, bảo quản, vận chuyển vì chúng ở dạng tinh chế.
            - Dễ tìm, nguồn cung cấp nhiều và dễ lựa chọn loại thực phẩm mình mong muốn.
            - Người mua càng dùng nhiều, mua nhiều càng được chiết khấu nhiều nên giá rẻ.
            Bên cạnh những lợi ích trên thì thực phẩm chức năng còn có những tác dụng không tốt như sau:
            - Khi người tiêu dùng có những hiểu biết không đúng đắn về thực phẩm chức năng sẽ dẫn đến lạm dụng mà bỏ quên mất bữa ăn hàng ngày, thay thế thực phẩm chức năng cho nguồn thực phẩm tự nhiên.
            - Bên cạnh đó nếu thay thế thuốc bằng thực phẩm chức năng thì sẽ gây nguy hại cho người sử dụng.
            - Nếu hiểu thực phẩm chức năng là vô hại, không ảnh hưởng đến người sử dụng rồi dùng nhiều trong nhiều tháng, nhiều năm thì không những gây tốn kém về tiền bạc mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người sử dụng. Đầu tiên làm rối loạn quá trình đồng hóa trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa được kết hợp với các chất dư thừa khác để dự trữ trong cơ thể làm mỡ máu tăng cao và mô mỡ dự trữ cũng phì, đường huyết tăng và các sản phẩm oxy hóa cũng tăng theo, gây tác hại đến nhiều cơ quan bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
            - Thực phẩm chức năng cũng có khả năng gây các phản ứng dị ứng cho người dùng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
            - Nếu quá mê tín vào thực phẩm chức năng mà coi nhẹ việc ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh, cải thiện điều kiện sống thì không những không ngăn ngừa được bệnh tật mà còn có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
            Như vậy thực phẩm chức năng dù tốt đến đâu cũng chỉ là nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, không thể thay thế được thuốc chữa bệnh, nguồn dinh dưỡng tự nhiên hàng ngày. Để cơ thể khỏe mạnh thì phải duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, sống lành mạnh, tinh thần luôn sảng khoái, lạc quan, thường xuyên vận động.

Tác dụng của Fucoidan trong quá trình hỗ trợ điều trị ung thư

Hợp chất Fucoidan chiết xuất từ tảo biển được nhiều người, trong đó có các nhà khoa học nghiên cứu, quan tâm nhờ công dụng hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân ung thư.

Fucoidan là hợp chất siêu nhờn được phát hiện vào năm 1913 bởi giáo sư Kylin của Đại học Uppsala (Thụy Điển). Hoạt chất này được sử dụng nhiều trong y học, đặc biệt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

1. Chiết xuất từ tảo nâu

 

Tảo nâu mozuku có nguồn gốc từ đảo Okinawa.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ người Nhật Daisuke Tachikawa công bố trong cuốn sách "Hợp chất Fucoidan mang lại sức khỏe và hy vọng", Fucoidan là tổ hợp phân tử polysaccharide chứa sulfat fucose - hợp chất nhờn chỉ có trong các loài tảo nâu như mozuku, mekabu và kombu. Fucoidan được chứng minh tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.

Cụ thể, Fucoidan hỗ trợ thúc đẩy các tế bào ung thư tự chết (apoptosis), tăng cường khả năng miễn dịch để giảm tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, xạ trị.

Tảo nâu mozuku có nguồn gốc từ đảo Okinawa chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất. Nhờ nguồn nước sạch, tảo nâu mozuku tại đây hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất trong nước biển.

 

Tảo mekabu là tên gọi của phần rễ của cây tảo wakame.

Ngoài tảo mozuku, Fucoidan còn được chiết xuất từ tảo nâu mekabu. Tảo mekabu là tên gọi của phần rễ cây tảo wakame. Theo các nghiên cứu của chuyên gia về dinh dưỡng, mekabu giàu vitamin A, C , E, đặc biệt là K - loại vitamin thiết yếu hỗ trợ cơ thể trong cơ chế chống đông máu. Mekabu cũng có nhiều chất chống lão hóa. Đặc tính nổi bật của Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu mekabu

2. Kết hợp với chiết xuất sợi nấm

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Daisuke Tachikawa, chiết xuất bột nấm agaricus được sử dụng làm thuốc đông y, có đặc tính ngăn ngừa một số bệnh như nhiễm trùng, dị ứng, ung thư. Trong đó, đặc tính nổi bật của chiết xuất sợi nấm agaricus là thúc đẩy hệ miễn dịch lên cao, cân bằng 2 loại tế bào trợ giúp trong hệ miễn nhiễm (tế bào Th1/Th2) và chống viêm.

Việc kết hợp chiết xuất sợi nấm agaricus và Fucoidan mang nhiều công dụng hơn so với thực nghiệm riêng biệt của từng loại thành phần.

 

Chiết xuất bột nấm agaricus được sử dụng làm thuốc đông y.

3. Hỗ trợ quá trình điều trị ung thư với Umi No Shizuku

Sản phẩm Umi No Shizuku, với thành phần chính là hợp chất Fucoidan và chiết xuất từ nấm agaricus được sản xuất tại Nhật Bản, chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Sản phẩm có 3 dạng bột, viên và nước, phù hợp với nhiều lứa tuổi, tiện dụng, dễ bảo quản.

Sản phẩm là sự kết hợp từ chiết xuất tảo nâu mozuku, chiết xuất tảo nâu mekabu, bột tinh chế từ nấm agaricus, giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hạn chế quá trình oxy hóa, thích hợp cho người cần nâng cao sức đề kháng, người cần giảm tác hại do hóa trị, xạ trị.

Umi No Shizuku được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và có mặt ở nhiều nước khác. Vì vậy, người dùng có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

Zalo Hotline Messenger